Vì sao rất nhiều bạn trẻ không muốn về quê ăn Tết? Rốt cuộc “Lo âu đầu năm” là muộn phiền về điều gì?

by admin

Một góc nhìn của cá nhân tôi đã quan sát nhiều năm nay chính là, tuổi tác ngày càng lớn hơn, cuộc sống của rất nhiều người sau khi tốt nghiệp thực ra lại khá nhàm chán.

Mặc dù hàng ngày công việc đều rất căng thẳng, cũng thường xuyên phải tăng ca, áp lực cũng rất lớn, bình thường còn có thể vì lo lắng và ưu sầu một chuyện gì đó mà mất ngủ nữa.

Nhưng nói thật, phần lớn thời gian đều là vì mải mê mấy việc vặt vãnh thường ngày.

Rất nhiều người đi làm với lý do là để nhận lương cuối tháng, tất cả những thứ khác đều không quan trọng.

Khi mà đi làm trở thành lịch trình theo thói quen, dần dần sẽ trở nên lãnh đạm. Và nếu như bản thân không hề yêu thích công việc này, thậm chí mỗi ngày đi làm đều cảm thấy chán ngán, thế thì việc đi làm sẽ tạo cảm giác giống như đi viếng mộ vậy.

Mỗi ngày trước khi ra ngoài, trong lòng cực kì nặng nề. Chỉ cần nghĩ đến đi làm còn phải đối mặt với những người đó, lại còn phải è cổ ra làm mấy việc ấy, đôi chân đang bước đi của bạn tức khắc sẽ trở nên mềm nhũn.

Tâm tình khi ấy sẽ có chút bức bối đến tuyệt vọng, mỗi lần nó tới đều khiến nguyên ngày đó không ổn lắm.

Nhiều người không mong cầu đi làm có thể vui vẻ, chỉ cần đừng ngột ngạt, đừng tuyệt vọng, đừng quá khổ sở là tốt rồi.

Có những lúc lại rơi vào trong một trạng thái tê liệt vô cảm, như thế khéo lại hay, vì ít ra sẽ không thấy khó chịu hay uất ức.

Cơ mà đặc điểm của kiểu sống này là, ngày này sang ngày khác, nhìn có vẻ như bản thân bận rộn lắm, nhưng lại chẳng rõ bận những việc gì.

Mỗi ngày đi làm đều mong đến giờ về, ngày nào cũng dài như một năm vậy. Lại luôn cảm thán trong những ngày cuối năm, sao một năm nay lại trôi qua nhanh thế?

Một ngày nay tôi rốt cuộc đã làm cái quái gì vậy? So với đầu năm có gì khác biệt đâu?

Đầu óc trống rỗng, không nghĩ được cái gì nữa.

Và khi về quê sẽ phải đối mặt với vấn đề như vậy.

Bởi vì dù là bố mẹ hay họ hàng, bạn bè hay bạn cùng lớp, mọi người đều một năm hoặc là nhiều năm rồi chưa gặp nhau.

Gặp mặt rồi thì thể nào cũng sẽ trò chuyện xã giao mấy câu xem gần đây mình bận làm cái gì? Có gì mới không, có chuyện gì hay ho mới xảy ra không?

Đặc biệt là bố mẹ bạn, những người yêu thương và thật lòng lo lắng cho bạn, sẽ hỏi bạn một năm nay làm những gì, có thu hoạch được gì không.

Mà bạn thì gần như trở về với hai bàn tay trắng, đầu óc cũng trống trơn.

Có nhiều khi, không hề muốn trở về vốn không phải là có những chuyện không muốn đối mặt, mà là không muốn đối mặt với bản thân tồi tệ của chính mình.

Lo lắng vì đã làm không tốt, không đạt được kỳ vọng của bản thân và gia đình!!!

Lo lắng thói quen sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi, những người xung quanh cũng không giúp được gì cho mình. Ngoài so bì, tụ tập nhậu nhẹt, hỏi về thu nhập, hôn nhân, cũng chả có gì nhiều để mà nói với nhau…

Tôi e sợ phải về quê dịp tết, phải làm những gì đây!!! Các khoản vay mua nhà mua xe đè nặng lên vai người làm công ăn lương…

Nhưng nếu cực kì thành công, áo gấm về làng, thì tâm thế nó lại khác hẳn! Sự mãn nguyện hài lòng sẽ thế chỗ ưu lo.

(????/????: ????????̀???? ????????̛????̛́???? ????????̀???? ????????̛̉ ????????̣???????? ????????́???? ????ℎ????́???? ????????????̣̂???? ???????????????????? ????ℎ????????????̂́???? ℎ????̣̂ ????ℎ????̂́???????? ????????̂???? ????????́ ???????????? đ????̀????ℎ ????????̉???? ???????????????????????? ????????????????????).

Người trẻ lo lắng khi về quê đón tết, thường là do họ không thể “độc lập” khỏi cảm xúc của cha mẹ.

Cứ ở nhà liền lo âu? Về bản chất thì nó là một mớ cảm xúc rối rắm.

Trong một bộ phim ngắn do Zhihu sản xuất trước đây, [Tại sao giới trẻ mới về quê ăn tết vài ngày đã muốn rời đi? <Chúng ta hỏi đáp> “Đáp án ở trong tấm gương”], người trẻ nghẹn ngào giải thích lý do vì sao không muốn ở cùng bố mẹ, không muốn nói chuyện với họ: Nói ra có tác dụng gì đâu, thà không nói còn hơn.

(“????????????́???????? ???????? ????????̉???? đ????́????” ????????̀ ????????̣̂???? ????????????????̂́???? ????????̣???????? ????????̉???? ????????????????????, ????̛̉ đ????̂???? ????????̣???? ????????????̛????̛̀???? ????????́ ????????????̂̉ ????????̀???? ????????????̣̂???? ????????̂̀ ????????́???? ????????̂́???? đ????̂̀ ???????????????????? ????????̃ ????????̣̂???? đ???????????? đ????̛????̛̣???? ????????̛ ????????????̣̂???? ???????????????? ????????̂????).

Thực ra, đặt ở góc nhìn của chúng ta, khi chúng ta than vãn về công việc, vốn không hề mong đợi bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề cho mình, mà chỉ là muốn nhận được sự an ủi và động viên. Nhưng bố mẹ có thể sẽ lo lắng vì những lời phàn nàn đó của chúng ta, cực kỳ muốn giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó, lại đưa ra vài lời khuyên không thực tế, hoặc là điều chỉnh từ một góc độ khác để khiến chúng ta “hài lòng”. Nghe xong những lời này có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng bố mẹ đang muốn khống chế mình, cũng cảm thấy lo lắng, thế là muốn “chạy trốn”… Nỗi ưu tư cứ như vậy tràn ngập cả gia đình.

Có lẽ bạn cũng phát hiện ra rằng: trong một gia đình mà con cái mới ở nhà mấy ngày đã muốn rời đi, chắc chắn sẽ không chỉ có một người dễ xúc động, phản ứng thái quá với người khác. Đây là dấu hiệu của việc chưa hoàn thành tốt quá trình “Cá biệt hoá bản ngã” (differentiation of self), mỗi người dường như đều không có cái tôi độc lập, nhưng lại quấn vào cùng một chỗ, ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.

(“????????́ ????????????̣̂???? ????????????́ ????????̉???? ????????????̃” ????????̀ ????????̀ ????????????̉ ????????̆???????? ????????̉???? ????????̣̂???? ????????́ ????????????̂???? ????????́ ????????????̂̉ ????????????̣̂???? đ????̣???????? ????????́???? ????????́???? ????????????̛́???? ????????̆???????? ????????̂̀ ????????̉???? ????????́???? ????????̀ ????????????́ ????????̆???????? ????????̉???? ????????̀????????. ????????????́ ????????????̀???????? ????????́ ????????????̣̂???? ????????́???? ????????̉???? ????????????̃ ????????̀???????? ????????̣???????? ????????̀ ????????????̣̂???? ????????́ ????????????̂̉ ????????̀ ????????????́???????? ????????̀????????, ???????????????? đ????????̂̉???? ????????????̛̃???????? ????????̀ ????????̀???????? ???????????????? ????????????̂́???? ????????̀ ????????̂̃???? ???????????? ????????????̀ đ????̛????̛̣???? ????????̀???????? ???????????????????? ????????????̀???????? ????????̛́???? ???????????? đ????̀???????? ????????̣̂???? ????????́???????? ????????̂???? ????????̆̀????????. – ????????????????????????????????????????????.????????????)

Khi đứa con lớn lên, rời khỏi nhà, sau đó giảm dần liên lạc với bố mẹ, có thể tránh xa vướng mắc với gia đình một chút, không bị ảnh hưởng bởi những ưu lo của bố mẹ. Lúc này, có thể họ đã nhầm lẫn việc đứt đoạn cảm xúc (emotional cutoff) do cách trở địa lý với trưởng thành, cho rằng bản thân đã xử lý xong rồi. Nhưng thực tế thì chỉ đơn giản “rời đi” hoàn toàn không thể mang lại sự “cá biệt hoá bản ngã” một cách hoàn chỉnh. Một khi về ăn tết bên bố mẹ, kiểu hình thức này lại xuất hiện trở lại, mà chẳng đến mấy hôm sau, đứa con sẽ lại muốn rời khỏi nhà để thoát khỏi mớ bòng bong này.

(???????????????????????????????????? ????????????????????????: ????????????́???? ????????????̣̂???? ????????̆́???? đ????̛́???? ????????̉???? ????????́???? ????????̂ ????????̉ ????????́???????? ????????̣???? ????????????̛????̛̀???? ????????????̉???? ????????́ ????????́???? ????????̂́???? đ????̂̀ ????????̀???????? ????????̉???? ????????????̛???? đ????̛????̛̣???? ????????????̉???? ????????????????̂́???? ????????̉???? ????????̣ ????????̛́???? ???????????? ????????̣, ???????????? ????????????̣ ???????? ????????̀ ????????́???? ????????????̀???????? ????????????̂???? ????????????́???? ???????????????????? ???????????? đ????̀???????? ????????̆̀???????? ????????́???????? ????????????̉???? ????????̛́???? ????????????̣̆???? ????????̆́???? đ????̛́???? ????????????̀???? ????????????̀???? ????????????̂???? ????????̣???? ????????̀???????? ????????̉???? ????????̛́???? ????????̣. ????????́ ????????????̂̉ ????????????̉???? ????????̛́???? ????????????̂́???? ????????́???? ????????̀???????? ????????̉???? ????????̆̀???????? ????????́???????? ????????̛̀???? ???????? ???????????? đ????̀???????? ????????̀ ????????????̂́???? ???????????? ????????̂̀ ????????????̀, ????????????̣̆???? ????????́ ????????????̂̉ ????????????̉???? ????????̛́???? ????????̆̀???????? ????????́???????? ????????????̂́???? ????????́???? ????????????̂???? ????????????̂̉ ????????̛́???? ???????????? đ????̀???????? ????????????̛???????? ????????????́???????? ????????????̛̃???????? ????????̂́???? đ????̂̀ ????????????̣???? ????????̉????. ????????́???? ????????̂́???? ???????????????? ????????̣̂ ????????́ ????????????̂̉ ????????????̂???????? “????????????́ ????????̛????” ????????̂́???? ????????̣???? ????????????̛????̛̀???? ????????̆́???? đ????̛́???? đ????̂̉ ????????????̉???? ????????́ ????????????́????????, ????????????̛???????? ????????́???? ????????̂́???? đ????̂̀ ????????̂̃???? ????????????̂̀???? ????̂̉????, ????????????̛???? đ????̛????̛̣???? ????????????̉???? ????????????????̂́????.)

Bố mẹ cũng đành chịu bó tay! Sự lo lắng cũng cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.

Thực ra, một bộ phận khá lớn những bố mẹ của thế hệ chúng ta vẫn còn thiếu hụt giao tiếp.

Ví dụ, trong một gia đình có truyền thống “Đàn ông đối ngoại, đàn bà đối nội”, người bố kiểu như sẽ trầm mặc ít nói, không làm việc nhà. Vốn người mẹ nên bàn bạc, hợp tác với bố trong công việc gia đình nhưng lại không nhận được sự hỗ trợ từ bố. Để rồi, người mẹ mang theo nỗi lo âu chỉ đành phải đặt sự chú ý quá nhiều lên đứa con, lôi đứa con vào mối quan hệ tam giác và biến việc đó thành cách giải toả ưu phiền của bản thân.

(????????̂́???? ???????????????? ????????̣̂ ???????????? ????????????́????: ???????????????? ????????̣̂ ????????̂̀???? ????????̃???? ????????????̛̃???? ???????????? ????????????̛????̛̀???? ???????????????????? ???????????? đ????̀???????? ????????́ ????????????̂̉ ????????????̛̉ ????????̂???? ????????̆???????? ????????????̆̉????????, ????????̀ ????????̣̂???? ????????̂̀???? ????????????̛????̛̀???? ????????????̛́ ???????? đ????̂̉ đ????̛????̛̣???? ????̂̉???? đ????̣????????. ????????????̛????̛̀???? ????????????̛́ ???????? (????????́ ????????????̂̉ ????????̀ ????????????????̂̀???? ????????????̛????̛̀???? ????????????̛́ ???????? ????????????́???? ???????????????? ????????̀???? ???????????????? ???????????? ????????̂̀???? ????????̉???? ???????????? ????????????̛????̛̀???? ????????????) ????????????̛̃ ???????????? ????????????̀ ???????????????????? ???????????????? ????????????̀ ????????????̉????, ????????̂́ ????????̂́???? ????????̂???? ????????́, ???????????? ???????? ????̉???? (???????????????? ???????????????? ????????????̛̉). ???????????????? ????????̣̂ ???????? ????????????????̂̀???? ????????̀ ????????̀???????? ????????̣????????, ???????????? ????????????????̂????, ???????????????????? ????????̣̂???? ????????̂́ ????????????̛????̛̀???????? ????????̛̣????, ????????́ ????????́ ????????????̂̉ ????????́ ????̉???????? ????????̛????̛̉???????? ???????????? ????????̣???? đ????̂́???? ????????̛̣ ????????́???????? ????????̛̀???? (????????????̛????̛̉???????? ????????????̀???????? ????????̂????) ????????̉???? ????????́ ????????????̂???? – ???????????????????????????? ???????????????????????? ????????????????????????????).

Nhưng vấn đề này cũng không thể hoàn toàn trách bố mẹ, dù sao đó giờ cũng không có ai dạy họ, thậm chí khi họ còn nhỏ, bố mẹ của họ cũng đối xử với họ kiểu như vậy.

Bất kể ở thế hệ nào, những đứa trẻ bị cuốn vào vướng mắc gia đình càng nhiều thì mức độ cá biệt hoá sẽ càng thấp. Khi họ có con, thường có khả năng họ sẽ lại bước vào vết xe đổ đó, mô phỏng lại y hệt những hành động đã in sâu vào tâm trí họ từ rất lâu rồi.

Muốn giành lại sự độc lập? Thử cách “nói chuyện khó hiểu” này xem.

Nếu như vấn đề bắt nguồn từ việc các thành viên trong gia đình không có sự “cá biệt hoá bản ngã”, vậy cách tốt nhất đương nhiên là giữ vững tính độc lập, phân hoá rõ cảm xúc và lý trí, bản thân và người khác, bình tĩnh nói lý lẽ.

Tuy nhiên, có nhiều lý thuyết nghe thì có vẻ dễ lắm. Mặc dù chúng ta đã sớm nhận ra bản thân vướng vào vòng xoáy rắc rối của gia đình quá sâu, ý thức được mình đã bị kéo vào mối quan hệ tam giác từ lúc nào, biết là phải giữ vững sự độc lập của chính mình, muốn để bố mẹ tự giải quyết vấn đề vốn thuộc về họ, nhưng chúng ta vẫn rất khó để nhanh chóng thoát khỏi việc bị kéo vào. Suy cho cùng, mỗi khi có người phàn nàn kêu ca, chúng ta cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, bình chân như vại.

Vào lúc này, những tiểu xảo có vẻ “quái dị mơ hồ” khéo lại có thể phát huy tác dụng tuyệt vời.

Ví dụ như, đồng ý quá mức với những lời càm ràm của một thành viên khác trong gia đình. Nếu như bố mẹ khiến cho bạn “hài lòng”, vậy bạn hãy hạ thấp tiêu chuẩn của chính mình xuống mức vô cùng luôn, nói “Bây giờ con nên hài lòng và biết ơn”, sau mỗi lời nói hành động của họ đều sẽ cảm ơn thật to. Nếu như bố mẹ than vãn với bạn về chuyện gì đó, vậy bạn hãy càng mạnh mẽ đồng ý với cách nói của họ, so với những gì họ nói càng làm quá lên hơn.

Thậm chí bạn có thể sử dụng kế “đi trước đón đầu”. Khi bạn cảm thấy họ sắp mở miệng than vãn, hãy bắt đầu trước, tự chỉ trích bản thân, than trách cuộc đời.

Có thể sau khi nghe những lời nói làm quá đến mức hoang đường của bạn, bố mẹ sẽ chịu không nổi mà đang tức giận chuyển sang cười, nhận ra những gì mình nói không đủ hợp lý. Cũng có thể chuyển sang biện minh, nói rằng thực ra bạn cũng không đến nỗi bết bát lắm.

Nhưng bất kể họ có phản ứng thế nào, bạn đã tự giải thoát bản thân khỏi những ưu phiền mà họ truyền đến rồi.

Trưởng thành, tách biệt là cả một quá trình lâu dài. Quá trình cá biệt hoá bản ngã phải mất mười mấy năm, mấy chục năm, muốn hoàn thành trong một kì nghỉ thì cực kì khó khăn. Nhưng ít ra chúng ta có thể bắt đầu từ đợt nghỉ tết này, cố gắng không để mớ hỗn độn mang tên ưu phiền này khống chế nữa.

Ý nghĩa về mặt tinh thần của việc về nhà ăn tết, có lẽ chính là ở việc thân thiết đúng cách với bố mẹ. Chúc bạn có một bầu không khí gia đình không âu lo, yên ổn qua kỳ nghỉ.

You may also like

Leave a Comment